Không chỉ riêng nông dân tại các tỉnh vùng Tây Nguyên mà những hộ nông trồng cau tại Bến Tre và Tiền Giang vừa gặp phải một tình huống lạ lùng, cau non có mức giá vô cùng cao trong một tháng vừa qua. Vụ cau năm nay có giá tăng cao ngất ngưởng khiến ai nấy đều vô cùng phấn khởi. Giá cau non hiện nay có giá từ 40.000 đồng – 80.000 đồng một kg, các thương lái đến mua với lý do là để xuất khẩu sang Trung Quốc. Người dân không nên thấy mức giá cau non cao mà đổ xô đi trồng cau, bởi hậu quả sẽ rất khó lường.
Thương lái “lùng sục” mua cau non tại Tây Nguyên
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Phương Trà, Phó Giám đốc công ty TNHH Cau Việt cho biết: “Mùa cau năm nay bên Trung Quốc thất mùa nên nhu cầu thu mua cau Việt Nam tăng lên. Vùng cau ở Đắk Lắk được đánh giá là có trái đẹp nhất nên lái buôn Trung Quốc tập trung ở đó rất đông, giá họ thu mua cho cau vùng Đắk Lắk cũng cao nhất.
Hiện nay công ty chúng tôi đang mua cau ở vùng Tây Ninh, giá thấp hơn, chỉ khoảng 33.000 đồng/kg. Đây cũng được xem là giá khá cao vì năm trước trái cau có khi chỉ vài ngàn đồng một kg. Cau tươi được đóng container vận chuyển ra Hải Phòng để sấy rồi mới xuất khẩu. Mặc dù dịch bệnh nhưng mấy tháng gần đây công ty đều hoạt động thu mua đều đặn hàng chục tấn mỗi tháng. Hiện nay lò sấy đang tạm ngưng do công nhân nghỉ dịch nhưng nguyên liệu vẫn thu gom để dành”.
Mức giá cau non cao kỷ lục
Anh Nguyễn Duy Lâm, chủ trang trại tại huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) vui mừng thông báo: “Giá cau vài hôm trước còn ở mức 40.000 đồng/kg, đến hôm qua đã tăng lên 87.000 đồng/kg. Thương lái vào tận vườn hái cả buồng”. Anh Phùng Mạnh Hùng, chủ trang trại tại TP Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) cũng xác nhận: “Giá cau hiện nay tăng lên 80.000 đồng/kg, tùy loại cau.
Nhưng thương lái họ cũng bảo là tùy ngày chứ không cố định. Giá cau hiện nay khiến ai cũng bất ngờ, nhiều người tiếc hùi hụi vì vừa mới bán giá 50.000 đồng/kg xong thì giá tăng lên gần gấp đôi. Còn giá cau khô ở vùng này thì đã lên đến 400.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với các loại cây công nghiệp như tiêu hay cà phê”. Tại các vùng khác giá cau cũng tăng mạnh, các vùng miền Trung, miền Bắc giá ở mức 50.000 – 55.000 đồng/kg.
Giá cau non tăng mạnh khiến nhiều người có nhu cầu mở rộng trồng cau
Theo nhiều thương lái, toàn bộ trái cau thu mua đều được xuất khẩu sang Trung Quốc để làm kẹo, kem đánh răng hoặc làm thuốc. Còn cau tiêu thụ trong nước không đáng kể.
Giá cau tăng mạnh khiến nhiều người đang có nhu cầu mở rộng diện tích trồng cau. Anh Nguyễn Minh Tuấn – chủ trang trại ở thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), khuyến cáo: “Giá cau ở vùng Đắk Lắk hiện nay đang cao ngất ngưỡng khiến giá cây giống cũng tăng vùn vụt. Năm 2019 chỉ cần 2.000 đồng là mua được cây cao vút, năm 2020 thì đã tăng lên 5.000 đồng/cây mà đến hôm nay thì 10.000 đồng/cây hai lá mầm, cây đẹp một chút thì 20.000 đồng.
Rõ ràng nhu cầu người dân trồng thêm cây cau là khá nhiều. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc rất bấp bênh, năm cao năm thấp, có năm không mua. Vì vậy nông dân chỉ nên mua thêm cây cau về trồng hàng rào. Hoặc vùng đất trống không thể canh tác loại cây khác. Chứ họ không nên mở rộng quá mức”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến ngược lại, bởi vì trồng cau không cần đầu tư nhiều. Người dân trồng một lần thu hoạch nhiều năm. Giá cao hay thấp cũng không ảnh hưởng gì. Mà nó chỉ cần một năm sốt giá là có thể kiếm lợi kha khá.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người dân cần thận trọng
Cây cau không phải là cây trồng, nông sản chính như lúa gạo, trái cây, rau tươi… nên nhu cầu tiêu thụ ở trong nước rất ít. Hiện tại, trên cả nước đều có vùng trồng cố định. Và có thị trường mua bán, ổn định giá cả. Việc Trung Quốc tăng mua cau non. Có thể do nhu cầu tiêu thụ quả này tăng đột biến. Cũng có thể do “một nguyên nhân nào khác”, khiến tăng giá mạnh trong thời gian qua. Nhưng hiện tượng tăng giá này chỉ mang tính đột biến và nhất thời. Chứ nó không theo quy luật thị trường.
Cục Trồng trọt khuyến cáo người dân các địa phương. Họ cần hết sức tỉnh táo, không vì giá quả cau non lên cao. Mà người dân ồ ạt trồng theo phong trào để mở rộng diện tích. Cau là cây trồng lâu năm, nhu cầu tiêu thụ trong nước rất ít. Nó trồng vài năm mới được thu hoạch. Thì có khi lúc ấy giá không còn cao nữa, sẽ mất cân đối cung cầu.
Năm nay, giá cau tăng vọt, người dân trong xã bán được tiền trăm triệu là cái chắc. Tuy nhiên, giá cau lên xuống thất thường. Nên địa phương không khuyến khích nông dân trồng mới. Hay phá bỏ cây cau mà hướng dẫn bà con nên tận dụng các diện tích đất gò đồi, bờ vườn, bờ rào, đất kém hiệu quả để trồng cau. Chúng vừa tạo cảnh quan sinh thái làng quê, vừa tăng thêm nguồn thu nhập”.
Nhiều bài viết mới sẽ được chúng tôi cập nhật tại robbienz.com, cảm ơn bạn đọc đã chú ý đón xem.