Tin tức

Liệt kê những loại thảo mộc “vàng” có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh lâu dài ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và lượng insulin trong cơ thể. Điều trị bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc, nhưng một số liệu pháp bổ sung, chẳng hạn như thảo mộc và thực phẩm chức năng, có thể giúp cải thiện và giảm lượng đường trong máu. Các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, cũng không phải là một phương pháp điều trị độc lập, mà có thể kết hợp với điều trị thông thường để giảm nguy cơ biến chứng và giảm các triệu chứng. Dưới đây robbienz.com sẽ liệt kê 6 loại thực phẩm và thảo mộc đã được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Quế

Quế
Quế là một loại gia vị thơm lấy từ vỏ cây

Quế là một loại gia vị thơm lấy từ vỏ cây. Nó là một thành phần phổ biến có trong đồ ngọt, bánh nướng và các món ăn khác. Quế có một vị ngọt tự nhiên mà không cần thêm đường. Vì vậy nó khá được quan tâm bởi những người mắc tiểu đường tuýp 2 vì lí do này, tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Một đánh giá năm 2010 đã tìm thấy bằng chứng từ các nghiên cứu liên quan đến con người rằng quế có thể cải thiện mức độ:

  • Giảm đường huyết
  • Insulin và độ nhạy Insulin
  • Lipid (chất béo) trong máu
  • Tình trạng chống oxy hóa
  • Huyết áp
  • Khối lượng cơ nạc trong cơ thể
  • Tiêu hóa

Trong một đánh giá khác được công bố vào năm 2013, các nhà nghiên cứu kết luận rằng quế có thể dẫn đến:

  • Giảm mức đường huyết lúc đói
  • Hạ thấp cholesterol toàn phần và LDL cholesterol – 1 loại cholesterol “xấu”
  • Tăng lượng HDL cholesterol – cholesterol “tốt”
  • Giảm Triglycerid, hoặc chất béo trong máu
  • Tăng độ nhạy insulin

Trong cả hai nghiên cứu, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng kết quả có thể phụ thuộc vào:

  • Loại quế, vì lượng hoạt chất phụ thuộc tùy vào từng loại quế
  • Số lượng hoặc liều lượng
  • Phản ứng của từng cá nhân đối với quế
  • Các loại thuốc khác mà người đó có thể đang dùng

Dây thìa canh

Công dụng chính: Giảm lượng đường trong máu

Liều lượng: 200 – 250 mg, hai lần/ngày

Tên tiếng Hindi của loại cây này, “gurmar”, dịch là “kẻ hủy diệt đường”, vì đây được coi là một trong những loại thảo mộc mạnh nhất giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thúc đẩy hoạt động của các enzym giúp tế bào sử dụng glucose hoặc bằng cách kích thích sản xuất insulin.

Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Appetite cho thấy trong số 51 người tham gia khỏe mạnh, những người uống trà có chứa dây thìa canh đã giảm sở thích ăn ngọt, một thay đổi tích cực với những người béo phì và thừa cân.

Trái mướp đắng

Trái mướp đắng
Trái mướp đắng giảm lượng đường trong máu

Công dụng chính: Giảm lượng đường trong máu

Liều lượng: 50 – 100 ml nước trái cây mỗi ngày

Mướp đắng có thể giúp các tế bào sử dụng glucose hiệu quả hơn và ngăn chặn sự hấp thụ đường trong ruột. Một nghiên cứu trên Tạp chí Ethnopharmacology đã so sánh mướp đắng với một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường và phát hiện ra rằng nó đã làm giảm lượng fructosamine ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, liều lượng thấp của loại thuốc chữa bệnh có hiệu quả hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2017 trên chuột của tạp chí Evidence-based Complementary and Alternative Medicine, các nhà nghiên cứu cho rằng mướp đắng có thể làm giảm lượng đường huyết cao ở bệnh tiểu đường loại 1, nhưng các tác dụng phụ về vấn đề tiêu hóa có thể xảy ra.

Việt quất tự nhiên

Công dụng chính: Bảo vệ mắt và thần kinh

Liều lượng: 80 – 120 mg, hai lần/ngày

Đây là họ hàng của quả việt quất Blueberry. Có chứa chất chống oxy hóa mạnh trong quả và lá của nó. Những chất chống oxy hóa này, được gọi là anthocyanins, có thể giúp ngăn ngừa tổn thương các mạch máu nhỏ gây đau dây thần kinh và bệnh võng mạc (tổn thương võng mạc của mắt). Ngoài tác dụng phổ biến nhất về cải thiện thị lực, nó còn có công dụng giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu khác trên người lớn mắc hội chứng chuyển hóa cho thấy ăn quả việt quất tự nhiên này cũng kích thích tiết insulin.

Cỏ cà ri tốt cho người bị tiểu đường

Công dụng chính: Giảm lượng đường trong máu

Liều lượng: 15 – 90g với một bữa ăn/ngày

Kellie Rodriguez, y tá và là giám đốc của Chương trình Tiểu đường Toàn cầu tại Hệ thống Bệnh viện & Sức khỏe Parkland ở Dallas cho biết: “Cỏ cà ri là một loại thảo mộc có tác động tích cực đến sự trao đổi chất và huyết áp, một phần là do hàm lượng chất xơ cao của hạt. Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế. Chúng cũng chứa một loại axit amin có tác dụng thúc đẩy quá trình giải phóng insulin”. Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Ayu cho thấy rằng ăn cỏ cà ri có thể làm giảm lượng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Nhân sâm có lợi cho sức khỏe

Nhân sâm có lợi cho sức khỏe
Nhân sâm tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật.

Công dụng chính: Giảm lượng đường trong máu

Liều lượng: 1 – 3g/ngày ở dạng viên nang (viên nén), hoặc 3 – 5 ml cồn thuốc ba lần/ngày

Được biết đến với lợi ích tăng cường miễn dịch và chống lại bệnh tật. Loại thảo mộc Trung Quốc này có một số nghiên cứu tích cực về bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhân sâm làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate; tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào; và tăng tiết insulin từ tuyến tụy. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto đã nhiều lần chỉ ra rằng viên nang nhân sâm làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *