Số liệu thống kê hiện tại cho thấy, Việt Nam có tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi vào năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Mục tiêu đưa dân số Việt Nam đạt tuổi thọ trung bình là 75 tuổi, trong đó tuổi thọ trung bình tối thiểu là 68 tuổi. Chăm sóc người cao tuổi không phải là một công việc dễ dàng. Người chăm sóc phải biết cách giải quyết các nhu cầu tâm lý, sinh lý của trẻ một cách hợp lý. Trong khi đó, người cao tuổi thường khó tính, dễ nổi nóng, mệt mỏi.
Chăm sóc người già đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và tinh ý để từ đó học hỏi nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là những bí quyết chăm sóc người cao tuổi giúp họ sống thọ hơn.
Hãy để người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội
Các bạn cần tạo điều kiện cho người già tham gia vào các hoạt động xã hội để họ cảm thấy thoải mái, thư giãn khi được tiếp xúc với nhiều người. Giúp người già giảm bớt cảm giác chán nản; mệt mỏi thường thấy. Các hoạt động xã hội rất đa dạng như:
- Tập thể dục.
- Tham gia hội, nhóm địa phương.
- Tham gia vào các hoạt động làng xã.
- Các lớp học dưỡng sinh…
Nên cho người già ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Chế độ ăn uống của người cao tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật; nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người già. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau khi cho người già ăn:
- Người cao tuổi không nên ăn quá no.
- Các bữa ăn nên được chia nhỏ ra thành 5, 6 bữa trong ngày.
- Các món ăn nên được thay đổi cách thức để tạo cảm giác thèm ăn.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục chăm sóc gia đình
Nên có chế độ dinh dưỡng giàu thực vật
Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn trong ngày, chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong các món ăn. Các bạn nên làm theo những lời khuyên sau:
- Chế độ ăn hàng ngày có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt.
- Không nên ăn nhiều nội tạng động vật như tim, gan, lòng, dạ dày…
- Ăn các loại cá, tôm, cua nhiều hơn.
- Giảm bớt chất béo, trong bữa ăn.
- Không ăn quá nhiều chất ngọt.
- Không nên ăn mặn, chua quá.
Hãy thường xuyên thăm hỏi
Những người cao tuổi thường hay cảm thấy cô đơn, trống trải khi phải ở nhà một mình. Vì vậy, hãy thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc người cao tuổi vào những ngày nghỉ; thời gian rãnh rỗi là liều thuốc tốt nhất để giúp họ vui vẻ hơn, yêu đời hơn.
Đáng tiếc rằng điều tưởng như đơn giản này lại đang trở nên rất khó khăn trong các gia đình hiện đại vì thời gian để làm việc và học tập đã chiếm gần hết quỹ thời gian trong ngày.
- Việc thăm hỏi có thể diễn ra theo nhiều cách:Gọi điện hỏi thăm
- Cho các cháu lên chơi với ông bà.
- Đưa ông bà đi du lịch với gia đình…
Hãy khám sức khỏe định kỳ
Người cao tuổi thường xuyên mắc rất nhiều loại bệnh khác nhau do sự suy giảm của hệ thống đề kháng và hệ thống tiêu hóa do tuổi tác. Người già thường xuyên mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch, trí nhớ, xương khớp… Trong đó, đa số những bệnh này đều không thể chữa dứt điểm và tăng nặng theo thời gian.
Việc khám sức khỏe định kỳ là một hoạt động vô cùng cần thiết khi chăm sóc người cao tuổi nhằm mục tiêu phát hiện sớm các bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời giúp hạn chế hoặc điều trị dứt điểm ngay từ khi bệnh còn mới.
Điều trị cho người cao tuổi rất khó khăn và mất nhiều thời gian, đồng thời khả năng hồi phục của người cao tuổi cũng rất kém. Phát hiện bệnh càng sớm chừng nào thì hiệu quả điều trị càng tốt chừng đó.
Tránh té ngã
Té ngã là chấn thương thường gặp khi chúng ta già đi. Té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cũng như các thương tích không gây tử vong ở người cao tuổi. Các loại chấn thương phổ biến nhất sau khi ngã bao gồm gãy xương hông, cột sống và cổ tay cũng như chấn thương đầu. Những chấn thương này có thể dẫn đến những khuyết tật nghiêm trọng.
Hãy chắc chắn tất cả các cầu thang trong nhà có thể nhìn thấy rõ ràng, tất cả các lan can được gắn chắc chắn và phải tránh bất kỳ hành vi nguy hiểm nào khi vào và ra khỏi nhà tắm. Có thói quen sử dụng tay vịn và thực hiện các bài tập cân bằng giúp cơ thể duy trì cơ bắp chân khỏe mạnh và ngăn ngừa té ngã.
Duy trì thói quen ngủ khỏe mạnh
Một quan niệm sai lầm là người già có thể ngủ ít hơn. Những người lớn tuổi cũng cần có cùng một giấc ngủ như những người trẻ tuổi: 7-9 giờ/đêm. Nhưng thực ra do tình trạng sức khỏe, thuốc men và thói quen khiến người cao tuổi khó ngủ hơn. Có thể cải thiện giấc ngủ khi về già bằng cách xác định nguyên nhân cơ bản và thực hiện thay đổi lối sống và hành vi.
Nếu thiếu ngủ là do bệnh tật hoặc do thuốc men, hãy trao đổi với bác sĩ về khả năng thay đổi thuốc hoặc thời gian uống thuốc trong ngày. Nếu giấc ngủ vẫn không cải thiện sau khi thay đổi lối sống và áp dụng các cách xử trí theo khuyến cáo, có thể người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ và nên trao đổi với bác sĩ giúp điều trị tình trạng mất ngủ.