Tin tức

Một số thông tin về bệnh Gai cột sống

Những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến ở nước ta hiện nay, ngày càng có xu hướng trẻ hóa và tăng lên nhanh chóng, trong đó phải kể đến bệnh gai cột sống. Gai cột sống là một trong những rối loạn cơ xương khớp phổ biến. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau dữ dội, mất thăng bằng,… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt. Gai cột sống cũng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống. Tìm hiểu thêm về các vị trí và dấu hiệu thường gặp của gai cột sống trong bài viết dưới đây.

Gai cột sống

Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống mà tại rìa các đốt sống xuất hiện phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống.

Gai cột sống
Gai cột sống

Gai có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

Bệnh làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, các xương sống, đau lan xuống cánh tay, chân và đôi khi có thể làm giới hạn vận động.

Vị trí gai cột sống

Cấu tạo cột sống gồm 33 – 35 xương, trong đó có 7 đốt sống cổ (C1 – C7), 12 đốt sống ngực (D1-D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống cùng (S1 – S5), 4-6 đốt sống cụt . Cột sống là nền tảng nâng đỡ của cơ thể cũng là nơi tập trung hệ thống thần kinh trung ương chi phối toàn bộ cơ thể. Khi cột sống không thể thực hiện tốt chức năng vốn có, cơ thể sẽ hình thành nên các gai xương bên ngoài để duy trì sự ổn định cho cột sống.

Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Có ba vị trí gai thường gặp bao gồm: Gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực, gai đốt sống thắt lưng.

Gai đốt sống cổ

Các đốt sống cổ (C1 – C7) là nơi nối tiếp giữa não và cột sống, có nhiều dây thần kinh và mạch máu đi qua. Gai đốt sống cổ là tình trạng xuất hiện gai xương tại các đốt sống cổ. Chèn ép lên những dây thần kinh. Đây là tình trạng tương đối nguy hiểm, bệnh ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng điển hình. Và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh thường chỉ được phát hiện thông qua phim chụp X-Quang, CT scanner, MRI. Khi có những triệu chứng rõ rệt thì bệnh đã ở các giai đoạn nặng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Gai đốt sống ngực

Gai đốt sống ngực là trường hợp ít gặp hơn so với gai đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Đây là khu vực ít thay đổi khi cơ thể thay đổi tư thế. Thông thường, nguyên nhân gây gai đốt sống ngực do thoái hóa cột sống theo tuổi già.

Gai đốt sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng nằm ở giữa khoảng cách từ xương sườn đến xương chậu. Cột sống thắt lưng là vùng chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Là vị trí dễ bị tổn thương nhất do sinh hoạt sai tư thế hay chấn thương. Gai cột sống thắt lưng là tình trạng thường gặp nhất so với đốt sống cổ và đốt sống ngực. Đây là bệnh mạn tính tiến triển tăng dần, thậm chí có thể gây biến dạng cột sống thắt lưng.

>>> Đọc thêm tại chuyên mục Bệnh thường gặp

Nguyên nhân

Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống
Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống

Theo một số thống kê thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

  • Viêm khớp cột sống mạn tính: Quá trình viêm lâu ngày sẽ làm phần sụn đốt sống bào mòn dần. Và khiến cho bề mặt hai xương tiếp xúc trực tiếp với nhau. Làm mất cấu trúc vững chắc của cột sống. Khi đó, cơ thể tự khắc phục bằng cách hình thành các gai xương.
  • Sự lắng đọng calci ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Thường hay gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi. Quá trình thoái hóa làm tổn thương các cấu trúc cột sống. Và biến đổi một số chất làm sụn khớp dễ bị calci hóa; từ đó hình thành các gai xương.
  • Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống. Và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống.

Dấu hiệu của bệnh

Khi các gai xương mới hình thành thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng dễ thấy. Bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện gai cột sống khi chụp X-quang và thấy gai xương.

Tuy nhiên, khi gai xương hình thành tới giai đoạn gây cọ xát vào các xương khác. Hoặc các phần mềm, dây chằng. Và đặc biệt là chèn ép vào các rễ dây thần kinh; tủy sống sẽ gây ra những triệu chứng hay gặp như:

  • Gây đau ở vùng cổ, thắt lưng, đau vùng cột sống tương ứng với nơi gai hình thành. Đau tăng lên khi vận động và giảm lúc nghỉ ngơi, có thể cảm thấy tiếng lục cục khi cử động. Giai đoạn nặng có thể gây đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống.
  • Đau tê ở cổ lan xuống hai tay hoặc đau ở lưng lan dọc xuống hai chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Yếu cơ ở tay, chân gây khó khăn trong đi lại, vận động.
  • Đại tiểu tiện không tự chủ nếu gây tổn thương vùng đuôi ngựa.

Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào vị trí của gai xương gây tổn thương và mức độ của bệnh mà thay đổi. Vì thế, bạn cần đi khám ở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu thấy bất thường.

Điều trị gai cột sống như thế nào?

Các bài tập thể dục
Tập các bài tập thể dục

Khi bị gai cột sống, nên phối hợp điều trị nội khoa với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, phương pháp châm cứu.

Các bài tập thể dục, xoa bóp, chườm nóng, chiếu hồng ngoại, paraphin, điện xung… Là những biện pháp không gây hại, nên áp dụng để cải thiện triệu chứng cũng như tinh thần của người bệnh.

Phương pháp nội khoa được áp dụng trong gai cột sống là dùng các thuốc nhóm giảm đau; kháng viêm không steroid, corticoid, thuốc giãn cơ, các vitamin,… Theo đúng tình trạng bệnh để làm giảm triệu chứng, giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Phẫu thuật là phương pháp tối ưu trong trường hợp gai chèn ép vào tủy, làm hẹp ống sống. Hoặc chèn ép rễ thần kinh gây ra các dấu hiệu tê tay, tê chân, rối loạn đại tiểu tiện,…

Phòng ngừa gai cột sống

Mặc dù phẫu thuật gai xương nhưng nó vẫn có thể mọc lại. Vì cơ chế hình thành gai xương là đáp ứng của cơ thể khi cột sống bị tổn thương. Chính vì thế, chúng ta phải có một chế độ sinh hoạt; dinh dưỡng đúng cách để có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc gai cột sống cũng như các bệnh xương khớp nói chung:

Dinh dưỡng

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các vitamin. Đặc biệt là những chất giàu canxi và vitamin D như sữa, rau xanh; hoa quả các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá,… Nó là yếu tố quan trọng để cấu tạo thành xương cũng như có một cơ thể khỏe mạnh.
  • Tránh ăn các thức ăn gây tăng cân, béo phì. Giảm cân nếu béo phì để giảm áp lực cho cột sống

Luyện tập

  • Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các động tác vùng cổ và vùng cột sống thắt lưng.
  • Tránh những môn thể thao quá mức, nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập aerobic, yoga,…
  • Tránh các thói quen xấu như hút thuốc, dùng các chất kích thích,..
  • Tránh làm việc nặng, khuân vác đồ quá nặng quá sức, đứng ngồi không đúng tư thế,..
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu bị đau do gai cột sống nên điều trị theo bác sĩ và tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tiến triển xấu. Từ đó có biện pháp xử trí thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *