Tin tức

Những giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Nhiều người nghĩ rằng thoát vị đĩa đệm chỉ xảy ra ở tuổi già, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều. Tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, rách hoặc nứt gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu, cản trở khả năng vận động. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời, người khỏe mạnh có thể bị tàn phế suốt đời.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Các giai đoạn của bệnh

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm là một cuộc chiến trường kỳ, không thể ngày một ngày hai. Cùng với chỉ định điều trị, một số chất dinh dưỡng và thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn uống, luyện tập và kiểm soát cân nặng tốt sẽ giúp:

  • Giảm mức độ chèn ép lên đĩa đệm
  • Gia tăng dưỡng chất cho xương
  • Cải thiện độ linh hoạt của khớp

Vậy muốn cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp và tránh những thức ăn gây hại. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?

Những món mà người bệnh nên ăn

Việc sử dụng các chất dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện cột sống và đĩa đệm thắt lưng ở cấp độ tế bào.

Những thực phẩm giàu canxi

Những thực phẩm giàu canxi
Những thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của xương khớp. Những thực phẩm giàu canxi mà người bệnh có thể bổ sung như: Sữa, phô mai các loại, tôm, cá , rau cải xoăn, bông cải xanh,..

Những thực phẩm chứa chất xơ

Kết hợp thực phẩm có chất xơ vào chế độ ăn uống sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa. Tiêu thụ những thực phẩm này giúp tiêu hóa nhanh thức ăn, cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn chặn áp lực làm tăng thể tích của dạ dày (bụng) lên cột sống, đặc biệt là đĩa đệm và do đó, tiêu thụ những chất dinh dưỡng này rất hữu ích trong quá trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thêm nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn để bổ sung chất xơ.

Omega 3

Omega 3 giúp hình thành collagen, hỗ trợ ngăn chặn những tổn thương thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, nó còn giúp hạn chế phản ứng sưng viêm, giảm đau. Và làm chậm quá trình lão hóa. Những thực phẩm giàu hàm lượng Omega 3 như: Cá hồi, cá ngừ, đậu nành, hạnh nhân, hạt óc chó, rau bông cải xanh,…

Bổ sung Protein

Protein có thể cung cấp các axit amin cần thiết để hàn gắn cấu trúc của những thành phần đĩa đệm. Giúp cải thiện quá trình điều trị đĩa đệm bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, protein thu được gelatin từ quá trình thủy phân collagen, rất hữu ích cho đĩa đệm. Nhóm thực phẩm chứa protein bao gồm: Đậu nành, bông cải xanh, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, đậu Hà Lan,…

Bổ sung nước

Trong thời gian bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Người bệnh cần uống đủ nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nước cần để hydrat hóa trong quá trình điều trị thoái hóa đĩa đệm.

Glucosamine sulfate

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng chế độ dinh dưỡng. Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung glucosamine đã được khoa học chứng minh là:

  • Giảm các cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đau lưng và thoái hóa khớp.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động của bệnh nhân khi bị đau cột sống lưng,…
  • Giảm cứng khớp cột sống.
  • Giảm viêm khớp cột sống.

Người bệnh có thể bổ sung glucosamine qua thực phẩm:

  • Thịt động vật giáp xác: Trong các loài giáp xác ăn được như cua và tôm có một lượng nhỏ glucosamine trong vỏ và đuôi của chúng.
  • Thịt động vật: Tai, mũi, móng và các mô thông thường của động vật có chứa nhiều glucosamine.

Bổ sung Magie

Magie là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của chất nền xương. Nếu nồng độ magie trong máu giảm, nó sẽ được rút ra khỏi xương. Bổ sung magie hợp lý sẽ hỗ trợ duy trì mật độ xương, giúp giãn và co bóp cơ, tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ hỗ trợ cột sống. Magie có trong các loại thực phẩm như cá, đậu, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, chuối, bơ,..

Bổ sung Magie
Bổ sung Magie

Ngoài ra, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung các vitamin D3, K2, C, B12, sắt cũng rất tốt cho người thoát vị đĩa đệm.

Những thực phẩm nên kiêng

  • Đường: Đường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính. Chế độ ăn nhiều đường còn làm tăng nguy cơ béo phì, kháng insulin và viêm nhiễm.
  • Dầu thực vật và các loại dầu chế biến khác: Các loại dầu này làm tăng axit béo chuyển hóa.
  • Đồ chiên rán: Dầu ăn có chứa omega-6, nhưng quá nhiều sẽ làm mất cân bằng omega-6 và omega-3 trong cơ thể bạn và gây viêm.
  • Các loại bột tinh chế: Một nghiên cứu trên tạp chí dinh dưỡng tiết lộ rằng, ngũ cốc tinh chế (được sử dụng làm bột) có liên quan tích cực đến việc sản xuất một loại protein gây viêm.
  • Chất ngọt nhân tạo: Để giảm lượng đường, một số người chọn chất làm ngọt nhân tạo. Theo các chuyên gia về xương khớp, nếu cơ thể phản ứng kém với những chất này, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt phản ứng viêm.
  • Chất béo bão hòa: Chất béo trong chế độ ăn uống có liên quan đến thừa cân và tình trạng viêm nhiễm cũng như tiểu đường type 2. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh.
  • Thức uống có cồn và chất kích thích: Rượu, bia, cafe không tốt cho người thoát vị đĩa đệm
  • Đồ cay nóng: Có thể làm tăng khả năng xuất hiện của triệu chứng đau.
  • Thực phẩm chứa purin và fructose: Những chất này sẽ kích thích phản ứng viêm làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn như: Nội tạng động vật, dưa muối, cà muối, cá trích,..

Thực đơn 1 tuần cho người thoát vị đĩa đệm là gì?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo thực đơn cho 1 tuần sau:

Bữa sáng

  • Sau khi thức dậy uống 1 ly nước lọc ấm.
  • Sau khi tập thể dục, người bệnh có thể ăn bữa sáng nhẹ với sữa hoặc sữa đậu nành, nước ép hoa quả như nước ép nha đam, sinh tố đu đủ hoặc trà thảo mộc với bánh mì hoặc yến mạch.

Bữa giữa buổi sáng

  • Người bệnh có thể lựa chọn uống các loại nước ép hoặc sinh tố như nước ép cam, nước dừa,…
  • Hoặc ăn hoa quả như óc chó, bơ, chuối, nho …
  • Hoặc ăn salad.

Bữa trưa

Người bệnh nên nấu các món ăn giàu canxi như cá, tôm,… làm món chính kết hợp với các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, súp lơ,… Người bệnh cũng nên bổ sung thêm vitamin bằng các loại hoa quả như cam, kiwi, táo, bưởi,…

Bữa giữa chiều

Nếu đói, người bệnh có thể ăn nhẹ hoa quả, sữa chua hoặc một miếng bánh dành cho người bị tiểu đường.

Bữa tối

Với bữa tối, người bệnh nên hạn chế lượng tinh bột và thịt đỏ nạp vào cơ thể. Thay vào đó, có thể ăn thịt gia cầm, cá,… và nhiều rau xanh.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo khung thực đơn cho từng bữa trong ngày trên để áp dụng trong quá trình điều trị nhằm đạt hiệu quả phục hồi tốt nhất.

Theo dõi chúng tôi nhiều hơn tại website https://robbienz.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *