Viêm xoang là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Sự thiếu hiểu biết và thái độ chủ quan của mọi người khi gặp phải các triệu chứng thông thường như ngạt mũi, ho, đau họng… mà không tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm dẫn đến tình trạng viêm xoang kéo dài, khó chữa. Phòng ngừa bệnh viêm xoang giúp ngăn ngừa cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh.
Viêm xoang là bệnh gì?
Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ – mặt. Niêm mạc lót xoang là một lớp mô mềm. Lớp niêm mạc này chứa đầy không khí và sạch sẽ. Khi các hốc rỗng này bị bịt kín và chứa nhiều dịch hoặc mủ dẫn đến viêm nhiễm lớp niêm mạc thì được gọi là viêm xoang hoặc viêm mũi xoang.
Viêm xoang được phân ra làm 4 loại, dựa theo thời gian mắc bệnh, bao gồm:
- Viêm xoang cấp: là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng giống cảm lạnh như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt… Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 – 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
- Viêm xoang bán cấp: là viêm xoang có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 – 8 tuần.
- Viêm xoang mạn tính: là viêm xoang có các triệu chứng tồn tại >8 tuần.
- Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.
Dấu hiệu của bệnh
Thông thường, viêm xoang xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như:
- Nghẹt mũi
- Giảm khứu giác
- Có nước mũi màu vàng xanh, nước mũi đặc
- Dịch mũi chảy xuống họng
- Ho
- Hơi thở có mùi hôi
- Đau răng hàm trên
- Sốt
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm xoang như:
- Bị viêm nhiễm, tăng cơ hội nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm nấm. Ví dụ: dị ứng, polyp mũi…
- Người có các khối u trong mũi và trong khu vực xoang dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang
- Do các rối loạn di truyền như xơ nang
Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:
- Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
- Phụ nữ trong thời gian mang thai
- Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
- Người hút thuốc lá
- Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.
Khi thấy các dấu hiệu viêm xoang, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp như: sử dụng thuốc, hút rửa mũi xoang, xông mũi, phẫu thuật…
Cách phòng tránh bệnh viêm xoang
Phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ra viêm xoang. Do vậy, phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên là một biện pháp cần thiết để phòng tránh bệnh viêm xoang phát triển. Các biện pháp bao gồm:
- Hạn chế tiếp xúc với những người mắc cảm cúm hoặc nghi mắc cảm cúm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chăm sóc người bệnh.
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý khi mắc bệnh.
- Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu để có sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh này.
Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích, tác nhân dị ứng
- Một người có cơ địa dị ứng cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây nên tình trạng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như phấn hoa, lông chó mèo…
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại. Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đeo khi làm công việc phải tiếp xúc với nhiều bụi bặm.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường nhà ở, nơi làm việc và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
Vệ sinh mũi họng hàng ngày
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch và giữ ẩm. Kèm theo súc họng bằng nước muối hàng ngày cũng là các biện pháp hữu hiệu giúp đảm bảo sức khỏe cho vùng mũi xoang.
Theo dõi chúng tôi nhiều hơn tại website https://robbienz.com/