Tin tức

Sữa quốc tế lãi quý II tăng cao, lãnh đạo bán bớt hơn 900 nghìn cổ phiếu

Sữa Quốc tế là doanh nghiệp đã từng thua lỗ rất lớn trong giai đoạn 2016 – 2018. Kết quả kinh doanh của IDP dần bắt đầu có sự thay đổi tích cực, đặc biệt là sau cuộc chuyển giao chủ sở hữu. Năm 2019, nhóm nhà đầu tư cũ công ty này đã nhường lại “cuộc chơi” cho các chủ mới. Ngay sau khi Blue Point tăng tỷ lệ sở hữu lên 80% vốn kèm theo Chứng khoán Bản Việt mua vào 15% cổ phần. Thời gian gần đây, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động liên tục, chứng khoán của Sữa Quốc tế cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Mới đây nhất, Giám đốc Tài chính công ty này đã đăng ký bán hơn 900.000 cổ phiếu IDP.

Giám đốc tài chính CTCP Sữa Quốc tế đã bán lượng lớn cổ phiếu IDP

Ông Phan Văn Thắng, Giám đốc tài chính CTCP Sữa Quốc tế (mã chứng khoán IDP) vừa báo cáo đã bán bớt 943.600 cổ phiếu IDP. Giảm lượng sở hữu sau giao dịch từ hơn 2,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,75%) xuống còn hơn 1,26 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,15%). Mục đích để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch thực hiện từ 13 đến 14/9/2021.

CTCP Sữa Quốc tế
CTCP Sữa Quốc tế

Đây cũng là 2 phiên giao dịch có tổng cộng 943.600 cổ phiếu IDP được giao dịch. Trong đó phần lớn là giao dịch thỏa thuận phiên 13/9. Với giá thỏa thuận bình quân 86.600 đồng/cổ phiếu. Tương ứng tổng giá trị giao dịch hơn 81,7 tỷ đồng.

Trên thực tế, cổ phiếu IDP hầu như không có thanh khoản. Nguyên nhân chính cũng bởi phần lớn cổ phiếu nằm trong tay các cổ đông lớn. Sữa Quốc tế đưa gần 59 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom. Kể  đầu tháng 1/2021 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 50.000 đồng/cổ phiếu. Đến nay IDP đã tăng hơn gấp đôi, lên 101.800 đồng/cổ phiếu. Nó từng duy trì giá 3 chữ số này một thời gian dài.

Sữa Quốc tế được thành lập năm 2004 với thương hiệu nổi tiếng Sữa Ba Vì, Love’in Farm. IDP có 2 nhà máy đặt tại huyện Ba Vì là nhà máy sữa Chương Mỹ, nhà máy sữa Ba Vì và 1 nhà máy sữa Củ Chi tại TP HCM.

Tình hình kinh doanh hai quý đầu năm của IDP

Công ty Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) công bố doanh thu thuần quý II/2021 đạt 1.252 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn tăng chậm hơn thúc đẩy lợi nhuận gộp tăng 35,5% lên mức 549 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 40,9% lên 43,9%. Chi phí bán hàng chiếm phần lớn trong cơ cấu chi phí và giảm 13,3% còn 241,6 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 81% lên 37,1 tỷ đồng.

IDP ghi nhận mức lãi 228,1 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ 2020
IDP ghi nhận mức lãi 228,1 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ 2020

Nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện cùng việc tiết giảm chi phí bán hàng giúp IDP ghi nhận mức lãi 228,1 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ 2020. Sau 2 quý đầu năm, IDP ghi nhận doanh thu 2.380 tỷ đồng; tăng 40,6%; lợi nhuận sau thuế 405,8 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với 6 tháng 2020. Nhờ liên tục lãi lớn trong quý I và quý II, IDP cũng xóa được khoản lỗ lũy kế và có 328,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. IDP đã thực hiện 47,6% mục tiêu doanh thu và 76,6% mục tiêu lợi nhuận.

Tổng tài sản tính đến ngày 30/6 đạt 2.710,7 tỷ đồng, tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn là 1.113 tỷ đồng. Khoản mục này đã tăng gần 35% so với đầu năm. Bên cạnh đó, tài sản cố định ở mức 774 tỷ đồng, tăng 64%.

Doanh nghiệp có nợ phải trả 1.512,2 tỷ đồng với 2 khoản mục lớn là nợ vay ngắn hạn (576,8 tỷ đồng), tăng 21,4% so với đầu năm và phải trả người bán ngắn hạn (422,8 tỷ đồng), giảm 2,5%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *