Gần 300 tấn hải sản của ngư dân thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) khi cập bờ bị ùn ứ đầu ra khá lâu. Do lệnh tạm đóng cửa hầu hết các cảng biển, bến cá để phòng chống dịch COVID-19. Nhờ sự hỗ trợ của Hội nông dân và chính quyền, số hải sản này đã được người dân tiêu thụ hết.
Thống kê sơ bộ, từ ngày 14 đến 16/9, tại khu vực cảng Mỹ Á và cảng Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) có 28 tàu cá vào bờ để bán thủy sản. Trong đó, cảng Mỹ Á 18 tàu với khoảng hơn 180 tấn cá các loại. Cảng Sa Huỳnh 10 tàu với khoảng 110 tấn cá nhiều loại. Cùng với đó, dự kiến trong vài ngày tới sẽ có thêm hơn 100 tàu cá khác cũng sẽ cập cảng. Với sản lượng hải sản khai thác ước tính lên tới hàng trăm tấn.
Rất nhiều cảng cá dừng hoạt động khiến hải sản không được thu mua
Tuy nhiên, do việc tạm dừng hoạt động các cảng biển, bến cá trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 15/9/2021. Để phòng, chống dịch COVID-19 nên hàng trăm tấn hải sản của ngư dân ngay khi cập bờ không thể xuất bán.
Ông Võ Minh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Đức Phổ cho biết. Sau hai ngày thực hiện lệnh tạm dừng hoạt động các cảng cá. Nhiều ngư dân đã cầu cứu cơ quan chức năng. Một số tàu cá vào sớm xuất hiện hiện tượng cá hư hỏng, bốc mùi khiến ngư dân hết sức lo lắng.
“Chưa kể, các cảng cá này có quy mô nhỏ. Nên không đủ vị trí để các tàu neo đậu, chờ xét nghiệm nhanh cho các thuyền viên. Nên buộc phải neo đậu tại phao số 0-khu vực nước chảy xiết rất nguy hiểm. Một số ngư dân còn lén lút đi lại nhiều nơi gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch của địa phương”. ông Châu nói thêm.
Trước tình trạng đó, Hội Nông dân thị xã Đức Phổ đã có văn bản. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cho chủ trương giải quyết số hải sản tồn đọng của các tàu cá nói trên. Trong trường họp các thuyền viên có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính. Tránh lãng phí tài sản, giúp ngư dân giảm thiểu phần nào thiệt hại về kinh tế. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Rào cản covid khiến quá trình thu mua và vận chuyển khó khăn
Ngoài ra, Hội Nông dân thị xã Đức Phổ đề nghị ngành Y tế. Điều động thêm lực lượng cán bộ làm công tác xét nghiệm để giải quyết tình trạng ứ đọng phương tiện trong khi chờ xét nghiệm. Gây nguy hiểm cho ngư dân.
Sáng 18/9 trao đổi với PV, ông Vũ Minh Tâm, Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, cho biết. Lãnh đạo tỉnh chấp thuận cho các chủ tàu bán toàn bộ 290 tấn hải sản này. Chỉ sau hai ngày 17 và 18/9, hoạt động mua bán cơ bản hoàn tất.
Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 6 bến cảng lớn gồm: Lý Sơn, Sa Cần, Sa Kỳ, Mỹ Á, Tịnh Hòa, Sa Huỳnh. Và có hơn 5.500 tàu cá (mỗi tàu cá có từ 10 đến 12 lao động). Trong đó hơn 3.300 chiếc có công suất từ 90CV trở lên. Chuyên đánh bắt xa bờ ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Trung bình mỗi năm, ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt đạt sản lượng khoảng 250.000 tấn.
Giá hải sản liên tục giảm sâu do tác động của covid 19
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến hải sản tươi sống sụt giảm nguồn cầu. Nhiều loại hải sản có giá giảm mạnh hơn so với trước đợt dịch thứ 4. Nhiều loại hải sản hạng sang như tôm hùm, ghẹ xanh, ốc hương… đều được chào bán với giá thành hấp dẫn.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các cửa hàng bán đồ hải sản tươi sống đều chuyển hết sang hình thức kinh doanh online. Tiết kiệm được chi phí cửa hàng, giá thành đầu vào rẻ nhiều chủ cửa hàng đã giảm giá cho khách hàng online.
Cụ thể, giá ghẹ xanh loại còn sống chỉ khoảng 310.000 đồng/kg đến 350.000 đồng/kg so với thời điểm trước dịch là 450.000 đồng/kg. Giá hàu sữa đã cạy nắp cũng chỉ còn khoảng 20.000 đồng/kg. Nhiều mặt hàng khác đều giảm từ 30- 50% so với thời điểm trước dịch.
Anh Nguyễn Hoàng Tuấn (42 tuổi, chủ cửa hàng hải sản tại 64 Hoàng Công Chất) cho biết: “Thời gian gần đây, giá hải sản khá “mềm”. Tôm hùm loại 2 con/kg cũng chỉ còn khoảng 800.000 đồng/kg. Ốc hương chỉ khoảng 120.000 đồng/kg. Mực một nắng size to cũng có giá chỉ từ 150.000 đồng/kg đến 250.000 đồng/kg
Hãy đón xem những tin tức thị trường mới nhất tại robbienz.com