Tin tức

Bệnh viêm loét dạ dày do những nguyên nhân nào gây ra?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện các vết loét bên trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương do tác dụng ăn da của các axit và pepsin bên trong dạ dày gây ra tình trạng đau tức. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau bụng, ợ chua, buồn nôn, sút cân, rối loạn tiêu hóa, đại tiện. Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết, ung thư dạ dày,… Cùng tìm hiểu kỹ về bệnh trong bài viết bên dưới với chúng tôi nhé.

Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính:

Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý

Thường xuyên ăn khuya,  ăn quá no hoặc quá đói, ăn nhanh, vừa ăn vừa xem tivi… sẽ khiến dạ dày bị quá tải, phải tiết ra dịch acid nhiều hơn. Niêm mạc dạ dày bị bào mòn, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày.

Do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

vi khuẩn Helicobacter pylori
Vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn HP lây qua đường miệng (ăn uống, nước bọt), nguồn nước, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân…. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ ẩn náu ở lớp niêm mạc dạ dày và phóng ra chất kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn. Lượng acid dư thừa này sẽ bào mòn niêm mạc, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài

Stress là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày gặp nhiều ở những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực tâm lý. Stress kéo dài làm dạ dày tiết nhiều axit HCl và men pepsine khiến môn vị co thắt, giảm hệ miễn dịch tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Người viêm loét dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào?

– Nên ăn uống đúng giờ, điều độ: Theo nghiên cứu cho thấy, ăn đủ 3 bữa, uống 2lit nước mỗi ngày. Ăn đúng định lượng và đúng giờ dù đói hay không đói, sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hình thành phản xạ có điều kiện hỗ trợ tuyến bài tiết tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

– Nên ăn chín uống sôi, thức ăn nên được thái nhỏ, nấu nhừ. Nên ăn chậm nhai kỹ, để dạ dày không phải gồng mình làm việc. Vì khi nhai kỹ, sẽ tiết ra nước bọt có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Tắm ngay sau khi ăn dễ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Cũng không nên chạy, nhảy sau khi ăn no.

Thực phẩm người bệnh nên ăn

– Nên ăn các thực phẩm tốt cho dạ dày như: trứng, sữa và các thực phẩm từ sữa.

Sữa chua

Sữa chua có tính axit nhẹ, nhưng nó không làm dạ dày thêm axit khi ăn. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn có tác dụng đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, làm sạch đường ruột. Bảo vệ dạ dày ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn Hp, Ecoli.

Sữa chua có tính axit nhẹ
Sữa chua có tính axit nhẹ
  • Nên ăn cả các loại thịt, cá, tôm. Bởi trong tôm có nhiều chất kẽm tốt cho việc làm lành vết loét.
  • Gạo và các món làm từ gạo như: bán chưng, bánh mỳ,… đều tốt cho người bị viêm loét dạ dạ dày. Bởi nó có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: Những loại đồ ngọt như: đường, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp, mật ong có tác dụng hút acid làm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho bệnh dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ… có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt.

Các loại rau

Người bị viêm loét dạ dày, khó có thể hấp thụ các chất vitamin và khoáng chất. Vì vậy cần ăn nhiều các loại rau màu đỏ, vàng hoặc màu xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, cải xanh, bắp cải. Đây là những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, D, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê góp phần nhanh chóng làm lành vết loét.

Người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

– Nên ăn ít các thực phẩm ngâm muối: dưa, cà, mắm muối, cá khô. Chứa nhiều muối làm cho dạ dày khó xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.

Nên ăn ít các thực phẩm ngâm muối
Nên ăn ít các thực phẩm ngâm muối

– Hạn chế ăn đồ sống, lạnh. Vì chúng ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

– Ăn ít thực phẩm chiên rán. Các thực phẩm này khó tiêu hóa làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể gây máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe.

– Dừng hút thuốc, tránh các chất kích thích như: rượu, bia,… để bảo vệ dạ dày. Bởi vì khi sử dụng chúng sẽ làm giảm sức đề kháng của dạ dày.

– Uống nước đúng cách: Nên uống nước lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Đó là thời điểm tốt nhất cho dạ dày và cơ thể. Không nên uống nước ngay sau bữa ăn. Điều đó sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *