Tin tức

Đối tượng nào dễ bị Stress và nguyên nhân dẫn đến stress là gì?

Stress là một trạng thái thần kinh bị căng thẳng bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá nhân cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hoặc áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi đối mặt với tác nhân gây căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho cơ bắp, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên. Căng thẳng có thể mang lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và làm việc.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến sức khỏe thể chất và tâm lý suy nhược, mệt mỏi, tiêu hóa kém, khả năng miễn dịch suy yếu, thậm chí có thể gây trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều người và các mối quan hệ xung quanh.

Ai dễ bị stress?

Dân văn phòng

Áp lực công việc sẽ là “ngòi nổ” cho các căn bệnh khác

Áp lực công việc sẽ là “ngòi nổ” cho các căn bệnh khác
Áp lực công việc sẽ là “ngòi nổ” cho các căn bệnh khác

Áp lực công việc sẽ là “ngòi nổ” cho các căn bệnh về trầm cảm, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp… Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy; nếu những người cùng làm việc nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp về mặt xã hội; thì sẽ hạn chế được những cơn trầm cảm nghiêm trọng. Nghiên cứu này đã được giới thiệu trong chuyên san American Journal of Public Health.

Nghiên cứu ở ở ĐH Y khoa Rochester

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Y khoa Rochester (New York – Mỹ) đã nghiên cứu trên 24.000 người lao động ở Canada trong năm 2002. Và khám phá rằng có tới 5% số người lao động có những dấu hiệu trầm cảm nghiêm trọng. Những lao động nam đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng sẽ hứng chịu áp lực cao từ công việc. Và sẽ có xác suất bị quật ngã do trầm cảm gấp 2 lần so với những nam giới làm những công việc “lon ton”.

Những phụ nữ có ít quyền hạn sẽ có tần suất trầm cảm cao gấp 2 lần so với những phụ nữ có quyền hành. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận: Những người lao động có được sự hỗ trợ, hợp tác từ đồng nghiệp trong những buổi họp giao ban sẽ ít bị stress hơn. Cũng trong nghiên cứu này, những người không nhận được hoặc nhận được rất ít sự trợ giúp từ đồng nghiệp. Sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp 3 lần so với những người nhận được sự trợ giúp từ đồng nghiệp.

Trầm cảm được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu suất công việc

Những nghiên cứu này cũng có giá trị cho các nhà tuyển dụng và quản lý. Trầm cảm do công việc được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Làm giảm khả năng tập trung cho công việc và cũng là một nguyên nhân dẫn đến  việc “hưu non”.

Theo định nghĩa của nhiều y sĩ đoàn ở phương Tây, stress được cho là đã bước qua ngưỡng cửa bệnh lý khi hội đủ:

Người có một hoặc 2 tiêu chí cơ bản

Mệt mỏi liên tục

Mệt mỏi liên tục
Mệt mỏi liên tục

Bệnh nhân mệt mỏi liên tục với cường độ tăng dần đến độ có cảm giác rũ liệt. Tình trạng này phải kéo dài tối thiểu 6 tháng, chưa từng xuất hiện trước đó. Và khiến nạn nhân mất không dưới 50% hiệu năng lao động. Thầy thuốc không tìm ra nguyên nhân thực thể hay rối loạn tâm thần nào khác đi kèm. Hai hoặc 6 trong 8 chỉ tiêu phụ như sau:Sốt nhẹ, không cao hơn 38,5 độ C nhưng thường xảy ra; dù không có nguyên nhân bội nhiễm. Đau họng thường xuyên dù không có nguồn bội nhiễm trong vùng tai mũi họng.

 Nổi hạch nhưng không đau ở nách hay dưới hàm. Mỏi cơ tứ chi mặc dù không vận động.  Hết “pin” rất sớm trong ngày dù chỉ làm công việc nhẹ.  Nhức đầu bất chợt không rõ nguyên nhân.

Sợ tiếng động, ánh sáng, mùi hôi

Sợ tiếng động, ánh sáng, mùi hôi… một cách thái quá hoặc thay đổi cá tính dưới dạng trầm uất. Hay ngược lại, dễ gây hấn. Mất ngủ hay tuy vẫn ngủ đủ nhưng không có cảm giác hài lòng sau giấc ngủ. Độc giả nào nhận thấy mình có thừa điều kiện để tham gia chương trình “đồng hành cùng stress” thì nên liệu tìm đến thầy thuốc cho sớm. Để chẩn đoán bệnh do stress tuy không dễ dàng như “bói ra ma”. Nhưng cũng không nhiêu khê đến độ phải trông cậy vào may rủi. Tất nhiên, chỉ đúng thầy, đúng thuốc nếu thầy thuốc chưa là nạn nhân của… stress!

Nguyên nhân gây stress

Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế
Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế

Nguyên nhân dẫn tới stress thường do hai yếu tố tác động yếu tố từ bên trong:

  • Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,…
  • Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,…

Yếu tố từ bên ngoài:

  • Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn
  • Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,…
  • Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh. Gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,…

Triệu chứng của stress

Triệu chứng của stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác như như thể chất, tinh thần, hành vi và cảm xúc

  • Biểu hiện thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,…
  • Biểu hiện tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,…
  • Biểu hiện hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp; tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,…
  • Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi; thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *