Tin tức

Tìm hiểu về bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em – bệnh táo bón

Táo bón ở trẻ em là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhưng luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Táo bón tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ. Nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, trĩ… Vậy làm sao để giúp trẻ giảm tình trạng táo bón? Xem bài viết để biết thêm.

Táo bón ở trẻ em là gì?

Táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu nhiều nước nên phân trở nên cứng, rắn, khô hoặc tròn như phân dê. Táo bón khiến việc đi tiêu của bé trở nên khó khăn, phải rặn nhiều gây đau rát, thậm chí chảy máu hậu môn. Đa số trẻ sẽ bị ám ảnh, sợ đi đại tiện, khiến tình trạng táo bọn thêm nặng.

Táo bón được chia làm 2 loại:

– Táo bón cơ năng: chủ yếu do chế độ ăn uống sinh hoạt gây ra

– Táo bón thực thể: chủ yếu do một số bệnh gây ra như phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, đại tràng dài,…

Nguyên nhân táo bón ở trẻ em

Phần lớn các trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng, nghĩa là không phải do bệnh lý đường ruột hay của toàn cơ thể mà chủ yếu do sinh hoạt chưa hợp lý (nín nhịn không chịu đi tiêu, hoặc uống nước không đủ, hoặc ăn ít chất xơ). Một số trường hợp là do sử dụng một số thuốc không hợp lý và kéo dài.

Chỉ khoảng 5% các trường hợp táo bón ở trẻ em là do bệnh lý thực thể. Một số bệnh thường gây táo bón ở lứa tuổi này là các bệnh lý bẩm sinh như bệnh đại tràng vô hạch bẩm sinh (bệnh Hirschsprung), các loại dị dạng hậu môn (không hậu môn, hẹp hậu môn, hậu môn có màng ngăn), bệnh suy giáp bẩm sinh, các bất thường bẩm sinh ở tủy sống, các bệnh lý về não.

Các trường hợp bị ngộ độc kim loại nặng, dị ứng protein sữa bò, đái tháo đường, các dạng rối loạn về hành vi (chậm phát triển tâm thần vận động, tự kỷ, trầm cảm)… cũng có thể là những nguyên nhân gây ra táo bón, dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón

Những nguyên tắc cha mẹ nên lưu ý khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón:

Bổ sung nước

Bổ sung nhiều nước cho trẻ:  bình thường trẻ dưới  6 tháng tuổi gần như không cần uống nước vì  trẻ chủ yếu là bú sữa mẹ.  Nhưng vì một lý do nào đó do bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của mẹ mà bé bị táo bón  thì mẹ nên cho bé uống 100 -200 ml nước/ ngày. Lượng nước trẻ cần bổ sung vào cơ thể  theo lứa tuổi như sau:

Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 -12 tháng nên uống 200 -300 ml nước/ ngày.

Trẻ 1-3 tuổi uống từ 500 đến 600 ml nước/ ngày.

Trẻ 3 -5  tuổi uống 1000ml nước/ ngày.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên thì nên uống như người lớn 1,5 đến 22,0 lít mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ

Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ: nếu trẻ em ăn dặm bị táo bón , mẹ nên chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, đu đủ, khoai lang, chuối tiêu chín, cam, bưởi… Tuyệt đối không cho trẻ ăn những loại rau củ có vị chát như ổi, hồng xiêm, ..

Bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ

Lựa chọn các loại sữa có thành phần bổ sung thêm chất xơ.

Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày từ 3-4 lần. Nên xoa vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích nhu động ruột hoạt động trơn chu hơn. Còn với những trẻ lớn hơn để hco việc tiêu hó ở ruột tốt mẹ nên cho trẻ vận động, nô đùa, tập thể dục thường xuyên

Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ

Tập cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ quy định. Đây là thói quen tốt, mẹ nên chọn giờ ngay sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột đang tăng hoạt động. Lưu ý tránh cho trẻ ngồi bô hoặc bệ xí quá lâu. Để thuận lợi cho sinh hoạt về sau, mẹ nên luyện cho bé đi tiêu sau bữa sáng trước khi đi học.

– Lưu ý nhỏ cho mẹ

Với trường hợp trẻ còn đang bú mẹ. Nếu bị táo bón, mẹ nên lưu ý cả chế độ ăn của mình. Bổ sung nước và chất xơ nhiều hơn trong khẩu phần ăn là những gì mẹ cần làm.

Những thực phẩm nên ăn

Táo bón nên ăn gì hay táo bón ăn gì thì hết là câu hỏi mà các bậc cha mẹ đau đầu để tìm cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ. Một số thực phẩm mẹ nên cho vào khẩu phần cho bé để chữa và ngừa táo bón gồm:

Dưa hấu là loại quả rất dễ ăn

Dưa hấu là loại quả rất dễ ăn lại có màu sắc đẹp nên nhiều bé thích ăn. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ, vitamin C với thành phần nước cao sẽ giúp bổ sung nước và hệ tiêu hóa của bé vận hành tốt hơn.

Mẹ có thể cắt thành những miếng nhỏ cho trẻ đang ăn dặm và lớn ăn. Hoặc mẹ có thể xay nhuyễn thành sinh tố cho bé uống mỗi ngày…

Bơ – loại quả giàu dưỡng chất

Bơ là loại quả giàu dưỡng chất có hàm lượng chat xơ cao, rất tốt cho trẻ bị táo bón. Đặc biệt bơ lại dễ chế biến nên mẹ có thể nghĩ ra nhiều món cho bé. Trong các món được uqu thích thì bơ dầm sữa là món dễ làm, dễ ăn mà nhiều trẻ thích. Mẹ có thể bổ sung cho con vào khoảng cách giữa các bữa ăn.

Mơ – giàu chất xơ

Tuy có vị chua nhưng mơ lại giàu chất xơ cùng lượng vitamin phong phú như A, C, Kali…Bạn sẽ không thể ngờ, hoạt chất axit trong mơ lại giúp bé tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Ngoài mơ bạn cũng có thể lựa chọn mận, lê, đào hay táo cho bé cũng rất tốt.

Mẹ có thể ép nước ép mơ cho bé uống hay làm mứt mơ cho bé ăn với bánh mì…

Rau mùng tơi – loại rau lành tính

Rau mùng tơi là loại rau lành tính, được lựa chọn chữa táo bón. Mẹ có thể nấu canh rau mùng tơi cho cả nhà và cho bé uống nước rau nếu bé chưa ăn được.

Vừng đen tốt trong việc kích thích tiêu hóa

Vừng đen tốt trong việc kích thích tiêu hóa
Vừng đen tốt trong việc kích thích tiêu hóa

Nếu bạn hỏi tôi “trẻ em bị táo bón nên ăn gì?” thì vừng đen là đề cử đầu tiên trong danh sách thực phẩm dành cho trẻ. Vừng đen rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Mẹ có thể rang vừng đen rồi xay nhuyễn trộn vào bột hoặc cháo cho bé ăn.

Bột sắn – vị thuốc có tính thanh nhiệt

Bột sắn được biết đến như một vị thuốc có tính thanh nhiệt. Mẹ nên quấy bột sắn cho bé ăn vào khoảng trống giữa các bữa ăn để ngăn ngừa táo bón.

Mong rằng bài viết trên đây đã trả lời giúp mẹ câu hỏi “ táo bón nên ăn gì hay trẻ em táo bón nên ăn gì?”.  Mẹ có thể áp dụng luôn cho bữa ăn của trẻ để điều trị táo bón ở trẻ cũng như phòng bệnh táo bón ở trẻ được hiệu quả.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *