Tin tức

Bỏ túi ngay những bí quyết chăm sóc bé bị cảm cúm tốt nhất

Mặc dù hầu hết trẻ em khỏe mạnh đều có thể tự khỏi bệnh cảm cúm nhưng quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, một số ít sẽ xuất hiện các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vào mùa hè, các bé rất dễ bị ốm. Vì vậy, các mẹ cần biết những cách chăm sóc bé tốt nhất để bé nhanh khỏi bệnh. Để giúp những người chăm sóc trẻ học cách chăm sóc trẻ em và ngăn ngừa chúng bị cúm, dưới đây là những bí quyết chăm sóc bé bị cảm cúm tốt nhất.

Những tình huống lây bệnh cúm thường gặp

Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo, các đồ vật xung quanh; tay trẻ vô tình tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng nói trên, sau đó tay trẻ lại tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của mình tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể.

Tình huống lây bệnh cúm thường gặp

Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào không khí và có thể xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp của những trẻ gần đó khi hít phải.

Bí quyết chăm sóc bé bị cảm cúm

Sử dụng thuốc đúng cách

Bạn không cần phải tìm cách chữa trị với mọi loại cúm. Claire McCarthy, bác sĩ khoa nhi tại Trung tâm chăm sóc trẻ em Boston, đã nói rằng: “Nếu bé vẫn uống sữa và không thực sự quá khó chịu, hãy để bệnh khỏi tự nhiên. Chỉ nên điều trị khi bé cảm thấy quá tệ”.

Hãy đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc. Đặc biệt cẩn trọng khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và tuyệt đối không dùng thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Hãy giúp bé nghỉ ngơi nhiều và ngủ ngon hơn

Khi bị ốm, bé cần được nghỉ ngơi nhiều và cả bạn cũng vậy. Tuy nhiên, ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc một cơn ho đều có thể khiến cả bạn và bé bị tỉnh giấc. Hãy tạo độ ẩm cho căn phòng của bạn để đường mũi luôn ẩm ướt, giảm ho và nghẹt mũi vào ban đêm. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương và hạn chế dùng điều hòa.

“Hãy nâng cao đầu của bé lên”, đó là lời chuyên của các chuyên gia đến từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Nằm thẳng là nguyên nhân khiến các cơn ho trở nên tồi tệ hơn. Hãy làm cao cũi hoặc đầu giường của bé thêm vài cm. Bạn cũng có thể đặt dưới gối của bé một quyển sách hoặc một chiếc khăn. Điều này sẽ khiến nước mũi lưu thông đúng hướng và thoải mái hơn khi ho.

Bí quyết chăm sóc bé bị cảm cúm
Cách chăm sóc bé bị cảm cúm

>>> Tham khảo thêm chuyên mục chăm sóc gia đình

Nên cho bé uống đủ nước

Giống như người lớn, bé cũng cần uống nhiều nước khi đã mắc bệnh. Chất lỏng giúp cho các dịch nhầy dễ tiêu tan hơn. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa bột luôn là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất. Đối với các bé lớn hơn, bạn có thể cho bé uống nước lọc. Nước trái cây hoặc một lượng nhỏ dung dịch bù nước.

Hãy làm dịu cơn ho của bé

Khi cơn ho kéo dài, hãy thử cho bé uống từ 1 đến 3 thìa cà phê nước táo ấm 4 lần một ngày. Nếu bé đã trên 12 tháng tuổi, bạn có thể cho bé dùng nửa thìa cà phê mật ong mỗi ngày. Các nghiên cứu khoa học cho thấy mật ong có tác dụng tốt hơn cả xi-rô ho trong việc giảm các cơn ho vào ban đêm. Nếu bé bị co thắt khi ho, hãy thử cho bé tiếp xúc với hơi nước ấm bốc lên từ vòi tắm.

Hãy dành cho bé thật nhiều yêu thương

Cách dễ dàng nhất và tốt nhất chính là dành cho bé thật nhiều tình yêu thương. Hãy ôm lấy bé dỗ dành và đưa cho bé đồ chơi yêu thích nhất, với một chiếc chăn ấm. Khi bé tập trung và cảm nhận được tình yêu từ mẹ, bé sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Phòng bệnh cảm cúm ở trẻ

Hiện nay chưa có vắc xin chống lại tất cả các chủng Cúm. Tuy nhiên, các biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm virus cúm cho trẻ:

  • Tiêm chủng: Tiêm phòng cúm được dành cho nhiều lứa tuổi; nhất là với những trẻ dưới 5 tuổi.
  • Giữ vệ sinh miệng họng nhất là sau khi cho trẻ ăn, sau khi trẻ ho, hắt hơi; thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ.
  • Tránh cho trẻ dùng chung đồ chơi, tiếp xúc hay đến thăm những người bị cúm.
  • Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *