Tin tức

Mách bạn những bài tập thở có lợi cho sức khỏe bạn nên biết

Thở bằng mũi giúp lọc sạch bụi bẩn và các chất gây dị ứng, tăng cường hấp thụ oxy và làm ẩm không khí hít vào, tốt cho sức khỏe. Dưới đây là ba bài tập thở đơn giản giúp tăng cường chức năng phổi, tăng khả năng tập trung, làm sạch toàn bộ hệ thống hô hấp, giảm căng thẳng và lo lắng mà bạn có thể tham khảo.

Hít thở là một hoạt động rất cơ bản của con người. Hầu hết mọi người không quan tâm đến điều này bởi vì việc thở diễn ra trong vô thức. Rất ít người tự theo dõi và kiểm soát nhịp thở của mình, đôi khi thở sai cách dẫn đến thiếu ôxy, ảnh hưởng đến hô hấp.

Những lợi ích của hít thở sâu đúng cách với sức khỏe

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang hít thở không đúng cách gồm: cơ thể mệt mỏi thường xuyên, thở bằng miệng, nín thở trong vô thức, đau mỏi cơ vùng vai gáy,…

Những lợi ích của hít thở sâu đúng cách với sức khỏe
Lợi ích của hít thở sâu đúng cách với sức khỏe

Các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc hít thở đều đặn và đúng cách thì chúng ta nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tập hít thở sâu. Việc này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần như:

Hít thở sâu để duy trì tinh thần tích cực, dễ chịu

Điều này sẽ thấy rõ nhất khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng, khó chịu, bực tức, chỉ cần thực hiện bài tập hít thở sâu, tinh thần sẽ được thư giãn và bạn sẽ cảm thấy cân bằng hơn. Cơ chế là do khi thực hiện việc hít thở sâu, dây thần kinh phó giao cảm được kích hoạt khiến cơ thể sản xuất nhiều hormone tích cực hơn.

Ngược lại, nếu cả ngày bạn duy trì bằng các động tác thở nông, ngắn thì sẽ không nhận được tác động tích cực từ những hormone này. Với một sức khỏe tinh thần tốt, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Việc hít thở sâu cũng được khuyên khi bạn gặp phải rắc rối, xung đột khiến bạn bực tức và có thể có những quyết định sai lầm. Lúc này, chỉ cần hít thở sâu vài nhịp, bạn sẽ bình tĩnh và xử lý công việc tốt hơn.

Hít thở sâu giúp giảm đau, giảm viêm

Cơn đau có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, từ tổn thương bên ngoài gây rách da, chảy máu lẫn tổn thương bên trong cơ thể. Hít thở sâu được đánh giá như một biện pháp giảm đau thông thường hiệu quả.

Nguyên nhân là khi hít thở sâu, cơ thể sẽ giải phóng endorphin – chất giảm đau tự nhiên, giúp tăng cường đào thải chất độc và hạn chế nguy cơ bệnh tật. Từ những tác dụng này, hít thở sâu cũng là một cách để bạn ngăn ngừa ung thư.

Hít thở sâu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hít thở sâu giúp tim được cung cấp nhiều khí oxy hơn, tế bào cơ tim cũng hoạt động tốt hơn. Tim là cơ quan nhận nhiều máu nuôi và oxy chỉ sau não bộ, vì thế hoạt động hít thở này giúp ích rất nhiều cho duy trì chức năng và sức khỏe của trái tim.

Những bài tập thở đơn giản

Bài tập thở bụng

Thở bằng bụng còn được gọi là thở bằng cơ hoành, bài tập này liên quan đến việc hít thở chậm và sâu bằng mũi. Mục đích là hít thở đủ sâu để lấp đầy không khí vào bụng. Điều này làm tăng lượng oxy nạp vào cơ thể, đồng thời có thể giúp điều hòa hơi thở và nhịp tim. Thở bằng bụng cũng làm tăng khả năng chánh niệm và giảm căng thẳng.

Bài tập thở bụng
Thở bụng

Cách thực hiện:

  • Ngồi khoanh chân thư giãn trên 2/3 cái gối, giữ thẳng lưng, hạ 5 đốt sống cùng xuống và thả lỏng vai.
  • Đặt tay trái lên bụng, tay phải đặt trên ngực ngay vị trí tim.
  • Hít vào từ từ bằng mũi, đẩy căng bụng lên, đưa không khí vào đầy trong bụng và giữ cho ngực nằm yên.
  • Sau đó thở hết ra thật chậm bằng mũi, cảm nhận bụng xẹp sâu, ép sát bụng xuống.
  • Lặp lại quá trình từ 20 đến 30 vòng hoặc lâu hơn.

Với bài tập này chúng ta cũng có thể thực hành trong tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng, giữ cơ thể thư giãn, thả lỏng, hai chân mở rộng và hai tay đặt lên bụng.

>>> Tham khảo thêm chuyên mục sống khỏe

Bài tập thở luân phiên qua từng lỗ mũi

Thở luân phiên qua từng lỗ mũi là một bài tập thở phổ biến được sử dụng trong yoga. Ở kỹ thuật này, chúng ta hít vào bằng một lỗ mũi và thở ra bằng lỗ mũi còn lại. Đồng thời sử dụng ngón tay để đóng lỗ mũi đối diện. Bài tập này đòi hỏi sự tập trung, vì vậy rất tốt cho sức khỏe. Giúp cân bằng cơ thể và tâm trí, tăng cường chức năng phổi và giảm căng thẳng.

Cách thực hiện:

  • Ngồi khoanh chân thư giãn trên 2/3 cái gối, giữ thẳng lưng; hạ 5 đốt sống cùng xuống và thả lỏng vai.
  • Đặt bàn tay trái ngửa trên đầu gối trái, ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào nhau.
  • Ngón trỏ và ngón giữa bàn tay phải gập vào lòng bàn tay; khép bắp tay phải sát thân.
  • Đặt ngón tay cái phải trên lỗ mũi bên phải và hít vào bằng lỗ mũi bên trái.
  • Sau đó dùng ngón áp út tay phải giữ trên lỗ mũi trái; mở ngón tay cái và thở ra bằng lỗ mũi bên phải.
  • Tiếp tục hít vào bằng lỗ mũi bên phải, đưa ngón tay cái giữ lỗ mũi phải lại. Mở ngón tay đeo nhẫn và thở ra bằng lỗ mũi trái. Hoàn thành 1 vòng của bài tập.
  • Lặp lại quá trình này ít nhất 10 đến 20 vòng để tận hưởng dòng năng lượng chảy khắp cơ thể.

Bài tập thở tống hơi

Thở tống hơi là một bài tập thở ra nhanh, mạnh và hít vào bình thường. Thường được sử dụng trong Kundalini yoga. Kỹ thuật này có thể giúp cải thiện chức năng hô hấp, làm hết tắc nghẽn cuống phổi, loại bỏ khí CO2 dư thừa. Đồng thời giúp tăng cường sự tập trung và sự tỉnh táo.

thở tống hơi
Thở tống hơi

Thông thường bạn sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng khi thực hành thở tống hơi. Nhưng hãy lắng nghe cơ thể và nếu cảm thấy khó chịu, hãy dừng lại và thay vào đó thử thở với nhịp chậm.

Tránh sử dụng kỹ thuật thở này nếu bạn đang mang thai; bị bệnh tim, bị rối loạn cột sống hoặc rối loạn đường hô hấp.

Cách thực hiện:

  • Ngồi khoanh chân thư giãn trên 2/3 cái gối, giữ thẳng lưng. Hạ 5 đốt sống cùng xuống và thả lỏng vai.
  • Đặt hai tay lên bụng hoặc đặt tay trên đầu gối; ngửa lòng bàn tay, ngón cái và trỏ chạm nhẹ vào nhau.
  • Hít vào thật sâu bằng mũi, cảm nhận không khí di chuyển xuống bụng làm bụng phồng cao lên.
  • Không dừng lại, thở ra thật mạnh bằng mũi để bụng hóp vào. Tiếp tục hít vào và thở ra thật mạnh.
  • Lặp lại nhịp hít – thở từ 10 đến 20 vòng, giữ nguyên độ dài hơi thở vào – ra.
  • Khi mới thực hành bài tập này, hãy bắt đầu từng nhịp chậm rồi thử tăng tốc độ hít – thở theo thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *