Tin tức

Những thông tin cho tiết về bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não được mệnh danh là căn bệnh “tử thần” bởi diễn biến phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. Đây cũng là căn bệnh có số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng. Có rất nhiều nguyên nhân tai biến mạch máu não thường hay gặp. Tai biến mạch máu não có thể gây ra do các bệnh lý nền hoặc do các triệu chứng đột ngột. Vậy tai biến mạch máu não là gì, nguyên nhân và biến chứng của nó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

Tai biến mạch máu não là bệnh gì?

Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não, hay thường được gọi là đột quỵ, xảy ra thường do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc. TBMN có các loại tổn thương chính là chảy máu não, chảy máu màng não và nhũn não hoặc phối hợp các loại. Các cơ quan và vùng cơ thể được điều khiển bởi vùng não bị thiếu máu sẽ không thể tiếp tục hoạt động nên người bị tai biến thường bị tê liệt, nói ngọng hay không nói được…thậm chí tử vong!

Nguyên nhân

Có các  nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não:

  • Tắt mạch máu não: các mãng xơ mỡ động mạch trong lòng mạch máu càng dày khiến lòng mạch càng hẹp dẫn đến máu không thể lưu thông tốt, máu lên não gây tai biến.
  • Vỡ mạch máu não: Cao huyết áp là nguyên nhân trọng yếu, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Cao huyết áp tạo áp lực lớn lên thành mạch, khi lực này vượt ngưỡng chịu đựng sẽ khiến động mạch não vốn đã bị xơ cứng, ít đàn hồi bị vỡ gây tai biến.
  • Lấp mạch: Các bệnh về tim như tim to, hẹp van tim, rung nhĩ hay loạn nhịp… đều làm máu lưu thông kém, gây tích tụ máu thành những huyết khối. Một khi cục máu đông di chuyển lên vùng động mạch não nhỏ hơn kích thước của nó, gây lấp mạch máu, từ đó dẫn đến tình trạng tai biến mạch máu não.
  • Hút thuốc lá: là yếu tố nguy cơ gây TBMMN. Đây cũng là nguyên nhân của các bệnh dạ dày, phổi.

Những biến chứng do tai biến mạch máu não gây nên

Tùy vào phần não bị tổn thương mà những bệnh nhân tai biến sẽ gặp những biến chứng khác nhau, trong đó những biến chứng thường gặp là:

  • Tê liệt tay, chân, nửa người hoặc toàn thân. Biến chứng có thể khắc phục bằng việc thực hiện vật lý trị liệu.
  • Méo miệng do liệt các cơ vùng mặt khiến người bệnh tai biến gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống
  • Mất trí, trí nhớ kém.
  • Mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

>>> Nhấp vào đây để đọc thêm các tin tức khác

Phòng tránh tai biến mạch máu não

Giảm chất béo, giảm cholesterol
Giảm chất béo, giảm cholesterol

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, bao gồm đủ và đúng cách. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả. Vì vậy, trong chế độ ăn hằng ngày, bạn cần:

  • Giảm chất béo, giảm cholesterol. Nên dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn thay cho dầu/mỡ động vật. Có thể bổ sung thêm plant sterol (chất béo chiết xuất từ thực vật) từ dầu nành, dầu bắp. Hoặc từ các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt giúp giảm đáng kể lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày. Từ đó giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây mỗi ngày, đặc biệt là bông cải xanh để bổ sung Glucoraphanin. Chiết xuất tự nhiên giúp thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa. Giúp đào thải độc tố trong cơ thể, từ đó giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon.
  • Hạn chế ăn thức ăn mặn, gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn hay các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá …

Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bạn cần duy trì lịch tập thể dục tốt cho sức khỏe. Đơn giản nhất là dành thời gian đi bộ, chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp bạn có tinh thần minh mẫn; sảng khoái, tránh xa stress – nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch.

Điều trị tại nhà

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, kể cả thuốc lá điện tử (được chứng minh khả năng gây tổn thương đa cơ quan, trong đó có tế bào nội mạc trong bệnh cảnh vữa xơ động mạch).
  • Hạn chế các chất kích thích: Rượu, bia (< 40ml rượu 40% hoặc  <354 ml bia 5% đối với nữ; < 80ml rượu 40% hoặc < 700ml bia  5% đối với nam giới).
  • Chế độ ăn lành mạnh: Nhiều rau xanh, đủ màu sắc, ưu tiên các loại hạt thô; dầu thực vật giàu acid béo không no. Bổ sung các chất khoáng vi lượng,…
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, đồ ăn chiên ở nhiệt độ cao,… Cân đối thịt đỏ và thịt trắng cũng như giữa lượng thịt và tôm, cá,… Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh; thức ăn đóng hộp, đồ uống có gas, nước ngọt,…
  • Tích cực vận động và duy trì cân nặng: Hoạt động thể lực ít nhất 150 phút/tuần (nên hoạt động thể lực mỗi 30-60 phút/ ngày trong suốt 5-7 ngày). Chỉ số khối cơ thể BMI lý tưởng từ 18,5 -22,9  kg/m2. Duy trì vòng bụng <90cm ở nam và <80cm ở nữ).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *