Tin tức

Nhập khẩu dễ dàng hơn so với luân chuyển hàng hóa trong nước

Nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng đầu năm ước đạt 6,9 triệu tấn, trị giá trên 1,91 tỷ USD. 8 tháng đầu năm, mỗi tấn ngô có giá bình quân khoảng từ 278,9 USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa qua. Tình hình nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng đầu năm đạt 6,9 triệu tấn, trị giá trên 1,91 tỷ USD. Con số này giảm 2,8% về khối lượng nhưng tăng 32,2% về kim ngạch. Tính ra, 8 tháng đầu năm, mỗi tấn ngô có giá bình quân lên đến 278,9 USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Argentina, Brazil và Ấn Độ là ba thị trường nhập khẩu ngô lớn

Ngô nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ 3 thị trường Argentina, Brazil và Ấn Độ. Trong đó, Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam với 3,3 triệu tấn, tương đương 986,8 triệu USD, giá 298,7 USD/tấn. Giá nhập khẩu tăng 47,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, đạt 1,4 triệu tấn, tương đương 300,6 triệu USD. Giá nhập khẩu ở mức 220,6 USD/tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ 2020. Ngô nhập khẩu từ Ấn Độ 8 tháng qua tăng 56,2% về lượng và 49,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 305,9 triệu USD. Giá nhập khẩu từ Ấn Độ là 280,6 USD/tấn.

Argentina, Brazil và Ấn Độ là ba thị trường nhập khẩu ngô lớn
Ba thị trường nhập khẩu ngô lớn vào Việt Nam.

Tổng lượng nhập khẩu ngô cả năm 2020 đạt gần 12,1 triệu tấn, tương đương 2,39 tỷ USD. Giá nhập khẩu ngô năm 2020 bình quân đạt 198 USD/ tấn, giảm 2,1% so với 2019. Theo Bộ Tài chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính như ngô, lúa mì liên tục tăng cao, kéo theo giá thức ăn đi lên.

Tổ chức Lương thực Thế giới đánh giá, dù ngô là cây lương thực phổ biến tại Việt Nam, được trồng tại 8 vùng sinh thái nông nghiệp trên cả nước nhưng năng suất và sản lượng vẫn thuộc loại thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn mặt hàng này.

Hàng hóa trong nước gặp khó khăn khi luân chuyển tiêu thụ

Theo ông Paul Le, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Central Retail; sản phẩm tôm, cua của Cà Mau rất ngon và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên giá tôm, cua ở nơi sản xuất và trên thị trường có sự chênh lệch lớn. Các địa phương và ngành chức năng cần tìm cách kết nối. Làm sao đem sản phẩm ngon và đúng giá đến các siêu thị.

Trong khi đó, Giám đốc Marketing Saigon Co.op Đỗ Quốc Huy cho biết. Hiện nay có tình trạng do điều kiện thông thương bị hạn chế dẫn đến giá sản phẩm bị đẩy lên cao. Điều này gây bất lợi cho cả hai phía bán và mua.

Hàng hóa trong nước gặp khó khăn khi luân chuyển tiêu thụ
Dịch bệnh khiến quá trình cung ứng hàng hóa bị ảnh hưởng.

Cụ thể hơn, Giám đốc đối ngoại MM Mega Market Việt Nam Trần Kim Nga thông tin. Hiện nay hệ thống siêu thị có 29 nhà cung cấp hải sản nhưng phải tạm ngưng hoạt động do tình hình dịch Covid-19. Theo bà Nga cho biết, Cà Mau và các tỉnh tăng cường kiểm soát dịch bệnh. Nên dẫn đến nhiều khó khăn trong vận chuyển, cung ứng hàng hóa.

Với các mặt hàng tươi sống, đại diện Mega Market cho biết. Nhiều quy định phòng chống dịch của các địa phương ở ĐBSCL đang gây khó khăn cho chuỗi cung ứng. Ví dụ như chỉ tới được Cần Thơ chứ không lên được TP.HCM.

Hãy đón xem những tin tức thị trường mới nhất của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *