Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). Trong tháng 8/2021, tiêu thụ nhiều mặt hàng thép đều có mức giảm do khó khăn từ COVID-19. Kèm theo đó là các hoạt động xây dựng bị đình trệ.
Cụ thể, đối với lĩnh vực sản xuất thép thành phẩm đạt 2,35 triệu, giảm 1,9% so với tháng 7/2021. Con số này tương đương với mức sản lượng cùng kỳ năm 2020. Mức tiêu thụ thép các loại đạt 1,9 triệu tấn, giảm lần lượt 9,4% so với tháng trước và giảm 8% so với tháng 8/2020.
Mức tiêu thụ tại tháng 8 ghi nhận mức thấp nhất trong 5 năm qua
Báo cáo chi tiết từng sản phẩm, VSA cho biết, sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng tháng 8/2021 có mức sản lượng tháng gần như thấp nhất trong 5 năm gần đây. Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 8/2021 đạt gần 714.000 tấn, giảm hơn 2% so với tháng 7/2021 và giảm 8,1% so với cùng kỳ 2020. Tiêu thụ đạt hơn 559.000 tấn, giảm mạnh 29,31% so với tháng trước và giảm 39,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Sản xuất thép cuộn cán nguội tháng 8 đạt hơn 383.000 tấn, giảm 12,73% so với tháng 7/2021 và giảm 12,9% so với cùng kỳ 2020; tiêu thụ đạt gần 164.000 tấn, giảm 8,35% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ 2020…
“TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc ở mức cao nhất khiến các hoạt động xây dựng bị đình trệ, giãn tiến độ hoặc dừng lại; chuỗi cung ứng nguyên liệu có nguy cơ bị đứt gãy. Ngoài ra, cước phí vận tải biển tăng cao và các hoạt động logistic tắc nghẽn; việc tổ chức duy trì sản xuất 3 tại chỗ của doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí”, VSA lý giải nguyên nhân tiêu thụ thép xây dựng trong tháng 8 thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Hoạt động xây dựng trên cả nước tạm ngưng hoạt động
Cũng theo VSA, tại miền Bắc thời tiết bước vào mùa mưa khiến cho các hoạt động xây dựng không thuận lợi. Những yếu tố này đã khiến tình hình sản xuất và tiêu thụ thép tháng 8/2021 của các doanh nghiệp thành viên VSA đều giảm.
Mặc dù tiêu thụ thép tháng 8 trong nước sụt giảm mạnh do những tác động khách quan. Song tính chung trong 8 tháng của năm 2021. Lượng tiêu thụ thép của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, chủ yếu đến từ xuất khẩu. Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay.
Lũy kế 8 tháng, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021. Cụ thể, sản xuất thép các loại đạt hơn 20,6 triệu tấn, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020; tiêu thụ thép các loại đạt hơn 18 triệu tấn, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 4,7 triệu tấn, tăng 74,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá thép trong nước ổn định do trong nước nhu cầu thấp, ở mức bình quân khoảng 16.200-16.500 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.
Tuy nhiên, trong cuối năm, tiêu thụ sẽ có triển vọng hơn, một số tỉnh thành sẽ nới lỏng giãn cách sau khi kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.
Giá thép và vật liệu thô liên tục giảm vì thị trường ngừng hoạt động
Giá nguyên liệu sản xuất thép tại Trung Quốc giảm, dẫn đầu là giá quặng sắt giảm. Khi Bắc Kinh muốn đưa thêm nhiều thành phố vào diện kiểm soát môi trường.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Đại Liên giảm 7% xuống 629 CNY (97,5 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt giảm 14%.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 4 USD xuống 115,5 USD/tấn. Công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc giảm 3,3% xuống 2.693 CNY/tấn. Giá than cốc giảm 3,5% xuống 3.218 CNY/tấn. Tính chung cả tuần, giá than luyện cốc giảm 4,7% và giá than cốc giảm 8,3%. Đồng thời, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 2,3% xuống 5.478 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 1,8% xuống 5.677 CNY/tấn. Trong khi đó, giá thép không gỉ tăng 6,6% lên 21.825 CNY/tấn.
Tiêu thụ các sản phẩm thép chủ yếu bao gồm thép cây và thép cuộn cán nóng trong tuần tính đến ngày 16/9/2021. Giảm 5% xuống 10,17 triệu tấn. Công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Hãy đón xem những tin tức thị trường mới nhất tại đây.