Tin tức

Bí quyết tẩy tế bào chết môi hiệu quả ngay tại nhà mà bạn nên biết

Da chết trên môi là nguyên nhân chính khiến môi trở nên thô ráp, sần sùi và dần xỉn màu. Tẩy tế bào chết cho môi là cách đơn giản để loại bỏ lớp da chết và lớp da khô trên môi, kích thích sản sinh tế bào mới và “đánh bay” các thành phần độc hại có trong son môi hàng ngày, từ đó giúp da môi mềm mại, mịn màng hơn.

Môi bong tróc, nứt nẻ và thâm đen sẽ hạn chế son lên màu và làm mất đi vẻ đẹp của đôi môi. Cũng giống như cơ thể, đôi môi cũng cần được chăm sóc thường xuyên để loại bỏ lớp son còn sót lại và tế bào chết giúp đôi môi luôn hồng hào. Những cách tẩy tế bào chết cho môi sau đây sẽ giúp bạn có được đôi môi căng mọng và mềm mại.

Vì sao cần tẩy tế bào chết ở môi?

Vì sao cần tẩy tế bào chết ở môi?
Tế bào chết ở môi

Tẩy tế bào chết ở môi đem lại những tác dụng sau:

  • Giúp loại bỏ hoàn toàn những lớp tế bào đã chết, bong tróc; đem lại cho đôi môi hồng hào, mềm mọng, tươi trẻ.
  • Tẩy da chết sẽ giúp môi dễ dàng hấp thụ dưỡng chất từ các loại son dưỡng cũng như mặt nạ dành cho môi chuyên sâu.
  • Môi mềm mịn sẽ giúp “ăn son” hơn, môi lên màu chuẩn, mềm và giữ màu son lâu hơn.
  • Giúp đôi môi giữ ẩm tốt, hạn chế tình trạng môi nứt nẻ, khô ráp, đặc biệt vào mùa đông.
  • Tẩy tế bào chết ở môi còn giúp môi khỏe mạnh hơn, hạn chế bị thâm, xỉn màu.

>>> Xem thêm chuyên mục khỏe đẹp

Cách tẩy tế bào chết môi hiệu quả

Cách tẩy tế bào chết hiệu quả

Dùng đường nâu, mật ong, dầu dừa

Bạn trộn mật ong, dầu dừa theo tỉ lệ 1:1 và thêm một lượng đường nâu vừa đủ. Trước khi thoa hỗn hợp lên môi, bạn cần tẩy trang cho môi và làm mềm môi với nước. Bạn massage môi nhẹ nhàng, đều tay với hỗn hợp trong 1 đến 2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Yến mạch kết hợp với mật ong

Yến mạch và mật ong được pha chế theo tỉ lệ 1:1. Sau các bước làm sạch môi. Bạn dùng hỗn hợp thoa lên môi trong 1 đến 2 phút và rửa lại với nước ấm. Trong yến mạch nguyên cám chứa chất saponin sẽ giúp làm sạch tế bào chết nhẹ nhàng, loại bỏ các mảng bong tróc thiếu thẩm mỹ.

Sử dụng bã cà phê

Bạn dùng bã cà phê thoa đều trên môi trong một phút và đắp bã cà phê trên môi khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa môi sạch bằng nước ấm và thoa son dưỡng môi hoặc dầu oliu. Bã cà phê có cấu tạo hạt sẽ dễ dàng đánh bay tế bào chết trên môi và chất chống oxy hóa từ cà phê. Hỗ trợ đẩy lùi tốc độ lão hóa, giúp môi tươi tắn.

Sử dụng dâu tây

Dâu tây có tính axit nhẹ nên sẽ giúp bạn loại bỏ tế bào chết trên môi nhanh chóng. Ngoài ra, dâu tây còn chứa nhiều vitamin góp phần làm cho môi căng mọng và đều màu. Bạn chỉ cần xay nhuyễn, hoặc cà nhuyễn dâu tây và massage đều trên môi trong vài phút. Cuối cùng, bạn rửa lại bằng nước ấm và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho môi.

Dùng đường, muối, vaseline

Hỗn hợp này cần có ½ muỗng cà phê đường; ½ muỗng cà phê muối và một ít vaseline. Bạn trộn đều hỗn hợp rồi chà nhẹ lên môi trong 2 đến 3 phút. Đường và muối có cấu trúc dạng hạt sẽ giúp bạn tẩy lớp da chết dễ dàng. Bên cạnh đó, vaseline giúp cân bằng lại độ ẩm cho môi.

Sử dụng cánh hoa hồng

Hoa hồng thường được tận dụng để sản xuất nhiều mỹ phẩm cho da mặt. Tuy nhiên, cánh hoa hồng tươi cũng có công dụng tuyệt vời trong tẩy tế bào chết. Bạn dùng cánh hoa hồng đã rửa sạch và ngâm sữa tươi trong 3 tiếng. Sau đó, bạn nghiền cánh hoa hồng đã ngâm và đắp lên môi. Trong vài phút, bạn sẽ cảm nhận được đôi môi dần mịn màng vì tế bào chất đã được loại bỏ.

Dùng kem đánh răng

Bên cạnh công dụng làm sạch răng, miệng thì kem đánh răng cũng là một phương pháp tẩy tế bào chết cho môi hiệu quả. Bạn dùng một lượng nhỏ kem đánh răng thoa lên môi và sử dụng bàn chải đánh răng để chà nhẹ trên môi. Bạn không nên sử dụng bàn chải răng thường ngày mà nên dùng bàn chải riêng chỉ để tẩy tế bào chết cho môi. Sau đó, bạn rửa môi sạch bằng nước ấm và thoa dầu dừa hoặc vaseline để cân bằng độ ẩm cho môi.

Tẩy tế bào chết cho môi thường xuyên là một trong những bí quyết giữ môi luôn tươi trẻ, hồng hào ngay cả khi bạn không dùng son. Bạn nên tẩy tế bào chết cho môi mỗi tuần 2 lần. Điều này giúp môi khỏe đẹp và đảm bảo son lên môi được đều màu. Một lưu ý không thể bỏ qua là hãy dùng dưỡng môi ngay sau mỗi lần tẩy tế bào chết cho môi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *