Tin tức

Lá cây ép thành bát dĩa – Sản phẩm độc đáo, nhiều khách hàng đón nhận

Có những thứ trong cuộc sống thường ngày chúng ta thường nghĩ bỏ đi như lá chuối khô, vỏ hộp sữa hay lá bàng… nhưng tất cả lại được các bạn trẻ hô biến thành những sản phẩm bát đĩa độc đáo, thân thiện với môi trường. Dự án khởi nghiệp này được thực hiện bằng việc ép nhiệt bằng lá cây tra, mo cau để có thể tạo ra những chiếc dĩa với hình hoa văn chiếc lá độc đáo. Dù chỉ là sản phẩm mới nhưng được nhiều khách hàng đón nhận, đơn hàng đầu tiên đã được xuất đi Ba Lan với số lượng chục nghìn chiếc. Bước đầu cho thấy một tín hiệu vô cùng khả quan đối với các sản phẩm bát đĩa bằng mo cau và lá cây.

Những chiếc dĩa được làm từ lá cây

Ý tưởng sản phẩm bát dĩa độc đáo của anh Nguyễn Văn Tuyến

Đang làm các sản phẩm bát đĩa từ mo cau khá thành công, anh Nguyễn Văn Tuyến (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đã sử dụng máy ép đó để làm thử các sản phẩm gia dụng từ lá chuối, lá sen, mo tre… Nhận thấy, cây tra (hay còn gọi là cây bàng biển, cây nho biển) là cây được người dân sống vùng ven biển Phú Yên trồng rất nhiều để chống gió, bão và sạt lở bờ biển, anh và chị Vũ Thị Thu Hà (người khởi xướng chương trình “1 tỷ cây xanh”) đã thực hiện ép lá tra thành các sản phẩm độc đáo.

Ý tưởng sản phẩm bát dĩa độc đáo của anh Nguyễn Văn Tuyến
Chén dĩa mo cau của chàng trai 8X vô cùng độc đáo và mới lạ

Mới bắt đầu từ đầu tháng 4/2021, nhưng đến tháng 7 năm nay, anh đã có đơn hàng đầu tiên sang Ba Lan. Chào hàng với 10.000 sản phẩm bát đĩa với giá 2.000 đồng/chiếc. Sau đơn hàng này, anh còn nhận được đề nghị gửi mẫu và quy trình sang Nhật Bản. Nhưng dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh chưa vận chuyển được.

Hiện nay, cơ sở chế biến của anh Nguyễn Văn Tuyến xuất bán ra thị trường khoảng 50.000 – 60.000 sản phẩm từ mo cau. Nhờ kinh nghiệm từ chế biến sản phẩm từ mo cau bằng chiếc máy ép nhiệt, việc sáng tạo thêm những sản phẩm từ lá tra không phải là quá khó. Ngoài việc chào bán sản phẩm tại thị trường trong nước, các sản phẩm này còn được hướng đến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Ép lá cây thành đĩa sử dụng một lần

Anh Nguyễn Văn Tuyến cho biết dự án này được thực hiện nhằm khuyến khích người dân trồng cây này nhiều hơn. Vì cây tra là cây chịu mặn, sử dụng để chống gió bão và sạt lở bờ biển. Nếu có thể thương mại sản phẩm từ lá cây tra, người dân có nguồn thu nhập sẽ trồng nhiều hơn. Từ đó, bờ biển nước ta được bảo vệ tốt hơn với giá rẻ và thân thiện, thay thế cho kè bê tông ven biển.

Với mỗi chiếc lá tra, sau khi đưa vào máy ép nhiệt sẽ tạo ra được một chiếc đĩa hình chiếc lá. Những chiếc đĩa này có thể dùng để đựng các loại hạt, bánh kẹo, salad, đồ ăn,… thay thế cho những chiếc đĩa bằng xốp nhựa dùng một lần. Được biết, ngoài những chiếc đĩa hình tim, dự án còn tạo thêm các loại đĩa khuôn. Nó được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Nói về ưu điểm của sản phẩm này, anh cho biết các bát, đĩa làm từ lá cây tra dễ bảo quản hơn sản phẩm từ mo cau bởi chúng không thấm nước, có thể rửa nước được và tái sử dụng khoảng 10 lần.

Hiện nay, cơ sở chế biến của anh Nguyễn Văn Tuyến. Anh đã xuất bán ra thị trường khoảng 50.000 – 60.000 sản phẩm từ mo cau. Nhờ kinh nghiệm từ chế biến sản phẩm từ mo cau bằng chiếc máy ép nhiệt. Việc sáng tạo thêm những sản phẩm từ lá tra không phải là quá khó. Ngoài việc anh chào bán sản phẩm tại thị trường trong nước. Các sản phẩm này còn được hướng đến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sản phẩm bát đĩa với màu sắc và hình dạng đẹp mắt nhờ máy ép nhiệt

Hiện, anh đang thu mua của người dân bản địa với giá 200 đồng/lá. Tuy nhiên, không phải chiếc lá nào cũng có thể thu mua được. Mà nó có tiêu chuẩn nhất định: lá già hoặc mới rụng, to và không rách. Sau khi thu mua về, lá cây trải qua rất nhiều công đoạn mới có thể thành phẩm. Cụ thể, lá cây tra đem phơi khô, ngâm rửa, ép nhiệt, khử khuẩn, đóng gói và xuất bán.

Sản phẩm bát đĩa nhờ máy ép nhiệt
Biến rác thành tiền, mo cau vứt đi được chế biến thành chén, đĩa

Nghe thì có vẻ dễ, quá trình làm gặp không ít khó khăn. Vì dự án còn mới, người dân chưa quen nên việc thu mua lá còn gặp nhiều khó khăn. Chưa kể, lá tra nhiều nhưng cần phải khâu tuyển chọn lá mới có thể làm được sản phẩm. Không chỉ vậy, anh còn đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa cho khách hàng. Vì dịch COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp phức tạp. Hiện, giá bán mỗi sản phẩm bát, đĩa giá dao động từ 2.000 – 3.000 đồng/sản phẩm.

Anh cho biết đây là sản phẩm mới nên chưa có nhiều khách hàng trong nước đón nhận. Vì vậy, anh chỉ mong muốn người tiêu dùng đón nhận sản phẩm từ lá tra. Nó sản phẩm thân thiện với môi trường. Để giúp bà con vùng ven biển trồng nhiều cây này, bảo vệ bờ biển nước ta.

Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết tại robbienz.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *